»

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC ĐẾN NĂM 2020”

Thứ ba - 01/03/2016 22:15
Chủ nhật, 22 Tháng 12 2013 15:39 , Truy cap: 994
Ngày 24 tháng 12 năm 2013, Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà – đơn vị chủ trì Đề tài độc lập cấp nhà nước “Phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020” mã số 05-2012/ĐTĐL, phối hợp cùng Viện Chiến lược và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề: “Xây dựng khung chiến lược phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020 và 2030”.

Tham dự Hội thảo có GS.VS Đặng Hữu - nguyên UVTW Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà, Chủ nhiệm đề tài; PGS.TS Lê Văn Một - Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà; TS Trần Hồng Quang – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển; TS Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển; cùng sự hiện diện đông đảo của quý vị đại biểu, các nhà khoa học đến từ các Bộ, Ngành của Trung ương, các viện, các trường đại học.

HoiThaoKinhTeTriThuc_2013_1 

Khai mạc Hội thảo, sau lời phát biểu chào mừng, GS.VS Đặng Hữu đã có những đề dẫn quan trọng khẳng định: “Nền kinh tế tri thức (KTTT) là xu thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại. Phát triển KTTT là xu thế tất yếu khách quan của lực lượng sản xuất xã hội loài người, là hệ quả tất yếu của sự tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau của ba quá trình: phát triển kinh tế thị trường, phát triển khoa học và công nghệ và gia tăng toàn cầu hóa, là cơ hội để nước ta rút ngắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến cùng thời đại”. Sau khi phân tích những nguyên nhân dẫn đến chỉ số phát triển KTTT của nước ta năm 2013 thuộc nhóm nước trung bình kém, trong ASEAN chỉ hơn Lào, Campuchia và Myanmar, GS, VS Đặng Hữu cho rằng cần một cuộc đổi mới mạnh mẽ về tư duy, đổi mới về thể chế, chính sách, tổ chức quản lý, môi trường kinh doanh, tiến hành toàn diện các lĩnh vực về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên tri thức và sáng tạo, đổi mới doanh nghiệp thành doanh nghiệp tri thức, đổi mới giáo dục đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức đủ năng lực sáng tạo và đội ngũ công nhân tri thức, xây dựng xã hội học tập, phát triển mạnh hạ tầng thông tin và xây dựng xã hội thông tin. Tiếp nối Báo cáo đề dẫn súc tích của GS.VS Đặng Hữu là những báo cáo tham luận rất nghiêm túc của các nhà khoa học, các chuyên gia xung quanh vấn đề phát triển KTTT tại Việt Nam.

 HoiThaoKinhTeTriThuc_2013_2
Ảnh: GS.VS Đặng Hữu
 
TS Lưu Bích Hồ đã trình bày “Đề cương báo cáo bước đầu về Khung chiến lược Phát triển KTTT ở Việt Nam đến năm 2020, 2030”, với rất nhiều những con số, phân tích đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn KTTT và vị trí của Việt Nam trên bản đồ KTTT, bối cảnh kinh tế thế giới trong 10-20 năm tới, quan điểm phát triển KTTT trong thời kỳ tới, mục tiêu phát triển KTTT đến năm 2020 và dự báo đến năm 2030 nhằm mục tiêu tổng quát: “Đến năm 2020 KTTT tạo được nền tảng cho tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; KTTT đạt trình độ trung bình trên thế giới. Đến năm 2030 KTTT là nòng cốt thực hiện thành công Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, đạt trình độ trung bình cao trên thế giới”. Tác giả đã đề xuất thực hiện 6 giải pháp đột phá, lộ trình, bước đi và cách tổ chức thực hiện.

 

HoiThaoKinhTeTriThuc_2013_3
Ảnh: TS Lưu Bích Hồ

Hiệu quả đầu tư, năng suất, chất lượng của KTTT ở Việt Nam được đánh giá như thế nào dưới góc độ của các tổ chức quốc tế và nhóm chuyên gia? TS Bùi Trinh đã trả lời câu hỏi trên thông qua những phân tích cùng bảng biểu tổng hợp so sánh các chỉ số liên quan.

 HoiThaoKinhTeTriThuc_2013_4
Ảnh: TS Bùi Trinh

TS Lê Đăng Doanh đã tập trung trình bày về cải cách thể chế để thúc đẩy sáng tạo và khoa học-công nghệ. TS nhận định “Đất nước đang rơi vào tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, xã hội, văn hóa, đạo đức, giáo dục, y tế, đến niềm tin, kỷ luật, kỷ cương, pháp luật, đạo đức. Thực tế, nước ta đang ở trong tình trạng khủng hoảng mà  những yếu kém hệ thống của thể chế đã là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đó” và khẳng định đã đến lúc cần có đánh giá khoa học, khách quan về thể chế kinh tế và đề ra các biện pháp cải cách căn bản, có tính hệ thống để thúc đẩy tái cấu trúc kinh tế.

 HoiThaoKinhTeTriThuc_2013_5
Ảnh: TS Lê Đăng Doanh

Báo cáo tại Hội thảo, TS. Đặng Thu Hoài đã trình bày các giải pháp về chính sách kinh tế nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo động lực phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam và nhấn mạnh: “Chính sách thời gian tới của Việt Nam cần tập trung cải thiện về thể chế và môi trường kinh doanh, giáo dục đào tạo và đổi mới sáng tạo”

 HoiThaoKinhTeTriThuc_2013_6
Ảnh: TS. Đặng Thu Hoài

Để phát triển KTTT, một trong những yêu cầu lớn cần được đáp ứng đó là nguồn nhân lực chất lượng cao. Vậy thực trạng nguồn nhân lực nói chung ở Việt Nam như thế nào? Chúng ta đã có những giải pháp gì để bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho mục tiêu phát triển KTTT đến năm 2020 – 2030? Phần trình bày đầy tính thuyết phục của PGS.TS Trần Quốc Toản đã làm sáng tỏ rất nhiều vấn đề và chúng ta cần có cái nhìn thẳng thắn rằng: chính những mặt yếu kém của mô hình tăng trưởng – phát triển nền kinh tế, trong thể chế phát triển nguồn nhân lực, sự chậm chạp trong nhận thức cũng như sự áp đặt của hệ thống bộ máy lãnh đạo đã làm thui chột năng lực sáng tạo, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực thấp. Sau khi phân tích đánh giá, PGS.TS đã đưa ra những định hướng mục tiêu, giải pháp phát triển nguồn nhân lực rõ ràng cho phát triển KTTT.

 HoiThaoKinhTeTriThuc_2013_7

Ảnh: PGS.TS Trần Quốc Toản

Kết thúc phần báo cáo tham luận, các đại biểu đã có phần thảo luận rất sôi nổi xung quanh đề tài của Hội thảo. Phần lớn những ý kiến được đưa ra rất quyết liệt và thẳng thắn như: Định hướng phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay ở Việt Nam đang có vấn đề. Nền kinh tế phát triển chậm chạp, thậm chí đi xuống, biểu hiện rõ nhất từ những tệ nạn tham ô, tham nhũng với những hình thức ngày càng tinh vi, từ đó thấy con thuyền KTTT đang “loay hoay trong hồ nước cạn”. Từ những rào cản về thể chế, sự lẫn lội giữa vai trò của Nhà nước và xã hội dân sự, mô hình tư duy lạc hậu, quan điểm “hội nhập ngập ngừng, mở cửa dở dang” đã biến Việt Nam trở thành một “ốc đảo dị biệt so với thế giới”. (Trích quan điểm của GS. Nguyễn Vy Khải).

 HoiThaoKinhTeTriThuc_2013_8
Ảnh: GS. Nguyễn Vy Khải

Đóng góp ý kiến vào Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Quang Thái cho rằng: nền kinh tế Việt Nam hiện đang “lạc điệu” trong tổng thể nền kinh tế thế giới. Hội nhập Quốc tế thế hệ mới, ta phải tự mạnh lên để tiếp thu tiến bộ của nhân loại.

 HoiThaoKinhTeTriThuc_2013_9
Ảnh: PGS.TS Nguyễn Quang Thái

Một trong những điểm mới của hội thảo, là thuật ngữ “nền kinh tế minh triết” được GS. Nguyễn Khắc Mai làm rõ ý nghĩa. Minh triết – sự kết nối bền chặt giữa quá khứ hiện tại và tương lai. Nhân loại cần phải biết vượt lên nền KTTT để kiến tạo nền kinh tế minh triết và xã hội minh triết. GS Mai cũng đề xuất thêm một nhánh mới cho đề tài sau khi phân tích. Bên cạnh đó còn rất nhiều những đóng góp ý kiến thiết thực khác của các quý đại biểu tham dự.

 HoiThaoKinhTeTriThuc_2013_10
Ảnh: GS Nguyễn Khắc Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Tin công nghệ Xem tin công nghệ
GS ĐẶNG HỮU - NGƯỜI ĐỒNG HÀNH...
Đến với cách mạng từ 1945, trở thành Ủy viên TƯ Đảng, được tặng Giải thưởng quốc tế về công nghệ thông tin; tuổi 80, còn sáng lập...
Đăng lúc: 16-03-2016 12:33:52 PM

Tin Bộ GD-DT

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 75

Máy chủ tìm kiếm : 62

Khách viếng thăm : 13


Hôm nayHôm nay : 1151

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 36061

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3726440

Liên kết quảng cáo

 nón bảo hiểm ls2 | yohe

tin mới

Tin tổng hợp Xem tất cá các tin tổng hợp
Đăng lúc: 11-05-2016 08:05:51 AM
Đăng lúc: 11-05-2016 08:05:21 AM
Đăng lúc: 11-05-2016 08:04:39 AM
Đăng lúc: 11-05-2016 08:04:08 AM
Đăng lúc: 11-05-2016 08:03:45 AM
Đăng lúc: 11-05-2016 08:03:19 AM
Đăng lúc: 11-05-2016 08:02:58 AM
Đăng lúc: 11-05-2016 08:02:25 AM
Thông tin bản quyền
    + Bản quyền thuộc Trường THCS Dương Văn Minh
    + Đ/C: Nguyễn Trãi , Nghệ An