»

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ COI CHẤT LƯỢNG LÀ MỤC TIÊU CAO NHẤT

Thứ năm - 05/05/2016 08:16

VT.vn) - Một trường đại học tư thục, nhưng không vì mục đích lợi nhuận, do các nhà khoa học tâm huyết muốn chấn hưng nền giáo dục nước nhà đứng ra sáng lập.

HÀM CHÂU
thực hiện
 
 
 
- Thưa GS Đặng Hữu, Trường đại học Quốc tế Bắc Hà, do Giáo sư làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, đặt mục tiêu đào tạo theo chuẩn chất lượng quốc tế, nhưng với chi phí thấp hơn nhiều so với đi du học ở nước ngoài. Vậy làm sao đạt được những yêu cầu cao như thế?
 
 
- Chương trình đào tạo của Trường đại học Quốc tế (ĐHQT) Bắc Hà được xây dựng trên cơ sở chọn lọc từ chương trình của các đại học tiên tiến ở Mỹ, Anh, Australia. Giffith University (Australia) công nhận chương trình của ĐHQT Bắc Hà ngay từ những ngày đầu, và hiện là đối tác chính của chúng tôi Ngoài ra, University of New England (Australia); Buckinghamshire New University và University of Worcester (Anh) cũng công nhận chương trình của trường chúng tôi. Các đại học ấy cho phép sinh viên ĐHQT Bắc Hà chuyển đổi tín chỉ khi sang học tại trường họ. Sinh viên ĐHQT Bắc Hà, sau hai - ba năm theo học tại trường, nếu có nguyện vọng, và đạt trình độ tiếng Anh IELTS 6.0, có thể chuyển tiếp sang học thêm một - hai năm tại một trường đối tác, để nhận bằng tốt nghiệp có giá trị quốc tế. Đó là lý do tại sao chúng tôi sử dụng từ “quốc tế” trong tên trường; nó có yếu tố quốc tế thật sự, chứ không phải vẽ vời phô trương. Đây là hình thức “du học tại chỗ”, tiết kiệm ngoại tệ cho gia đình, cho đất nước. Những sinh viên nào không có nguyện vọng, hoặc không đủ điều kiện ra nước ngoài học tập, thì cứ tiếp tục học lên tại trường chúng tôi và thi lấy bằng của Bắc Hà.
 

 

 
- Chương trình của Bắc Hà được vạch ra theo chuẩn quốc tế, nhưng điều quan trọng hơn là đội ngũ giảng viên có đủ năng lực bảo đảm chương trình đó hay không?
 
 
- Đúng. Nếu thiếu đội ngũ giảng viên đủ trình độ, thì đề ra chương trình chuẩn cũng chẳng ích gì! Đội ngũ giảng viên của trường  hiện gồm nhiều giáo sư người nước ngoài và Việt kiều. Hiệu trưởng là GS Huỳnh Hữu Tuệ, người đã làm việc tại Đại học Laval (Canada) 40 năm. Ông được lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam bí mật cử ra nước ngoài học tập từ trước ngày đất nước thống nhât, nên luôn gắn bó mật thiết với cách mạng Việt Nam. Trường mang tên tiếng Anh Bắc Hà International University, định kỳ mời các giáo sư từ Mỹ, Pháp, Đức, Australia, v.v. đến giảng bài. Các trường đối tác cũng định kỳ cử nghiên cứu sinh ngôn ngữ học sang thực tập tại Bắc Hà, đồng thời, tham gia giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên. Hằng năm, Bắc Hà còn đón nhận một đoàn sinh viên tình nguyện từ Hàn Quốc sang giao lưu; các bạn ấy giúp bổ túc kiến thức công nghệ thông tin cho sinh viên Bắc Hà.
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng phần lớn các giảng viên của trường là những người trẻ tuổi, chưa có học vị và chức danh khoa học cao, nhưng giàu nhiệt tình, có chí tiến thủ, đầy triển vọng.
 

Trong thư viện nhà trường.
 
 
 
- Giáo sư có thể cho biết số sinh viên của trường hiện là bao nhiêu?
 
 
- ĐHQT Bắc Hà không chạy theo số lượng. Hiện tại, chúng tôi chỉ có hơn 800 sinh viên. Năm học 2011-2012, cũng chỉ tuyển thêm 480 em. Đào tạo cho các ngành đang có nhu cầu lớn về nhân lực như: kế toán, tài chính - ngân hàng, quản trị - kinh doanh, công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử - truyền thông…
 

Sinh  viên Trường đại học Quốc tế Bắc Hà.
 
 
 
Trò chuyện với GS Đặng Hữu, chúng tôi thầm cảm phục sức làm việc bền bỉ lạ lùng của ông. Dự án xây dựng ĐHQT Bắc Hà được trình lên Chính phủ từ năm 2003, nhưng bốn năm sau, ngày 10-10-2007, Thủ tướng Chính phủ mới ký quyết định cho phép thành lập. Phải vượt qua biết bao tầng nấc trung gian, với vô số thủ tục vòng vèo nhiêu khê, khiến không ít người nản lòng bỏ cuộc! Thế mà nhà sáng lập chủ chốt, GS Đặng Hữu, và những người cùng chí hướng với ông, vẫn kiên trì theo đuổi. Tuổi ông đã tám mươi, thế mà công việc trước mắt ông còn ngổn ngang lắm lắm: Sẽ  xây dựng trường sở tại Làng Đại học ở thị trấn Lim, tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm Hà Nội 28 ki-lô-mét. Đến bao giờ mới xây xong được nhỉ? Trong khi chờ đợi, trường phải tạm dạy tại tòa nhà VAS, khu đô thị Mỹ Đình 1, Từ Liêm, Hà Nội…
 
 
Một gương mặt khoa học và giáo dục hàng đầu đất nước
 
 
Giáo sư Đặng Hữu sinh năm 1932 tại xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
 
Thuở nhỏ, ông  học Trường trung học Quy Nhơn, nơi  mà trước đó, các nhà thơ Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan đã từng theo học.
 
 
Năm 1952, mới 20 tuổi, chàng trai Đặng Hữu thực hiện một “chuyến đi huyền thoại”: Cuốc bộ mải miết gần nửa năm trời ròng rã từ quê hương Bình Định, theo hướng ngôi sao Bắc Cực trong chòm Đại Hùng Tinh, trên con đường mòn gai góc len lỏi giữa rừng già trên dãy Trường Sơn, ra tận chiến khu Việt Bắc, rồi đi tiếp sang Trung Quốc, vào học Trường đại học Đường sắt Đường Sơn.
 
Tốt nghiệp xuất sắc, năm 1963, ông trở về nước, giảng dạy tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội, giữ chức tổ trưởng bộ môn, phó chủ nhiệm Khoa Cầu - Đường.
 
Năm 1963, ông được cử sang Moskva làm nghiên cứu sinh, đến năm 1966, bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ, được đánh giá đạt trình độ tiến sĩ khoa học.
 
Trở về nước năm 1966, ông giữ chức chủ nhiệm Khoa Cầu - Đường Trường đại học Xây dựng Hà Nội, cho đến năm 1975.

Dang-Huu-5BA

Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường đại học Quốc tế Bắc Hà.
 
 
 
Những năm chống Mỹ, cứu nước, ông nhiều lần có mặt ở những nơi địch đánh phá ác liệt, có lần vào tận vùng giải phóng khu V và Tây Nguyên, nghiên cứu quy hoạch giao thông, trong đó có đường Đông Trường Sơn. Bộ môn Đường do ông phụ trách được tuyên dương Đơn vị Anh hùng Lao động.
 
Sau ngày miền nam giải phóng, ông được cử giữ chức Hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, rồi Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Trưởng Ban Khoa giáo trung ương Đảng, được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội nhiều khoá.
 
Học trò được ông hướng dẫn đã có 10 người bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Bản thân ông đã công bố hơn 100 bài báo trên các tạp chí (có 5 bài ở nước ngoài), và in 10 cuốn sách.
 
Về mặt khoa học, ông đã được Viện Hàn lâm Giao thông LB Nga bầu làm Viện sĩ, được Trường đại học Giao thông đường bộ Moskva cũng như Trường đại học Giao thông tây - nam Trung Quốc bầu làm Giáo sư danh dự, được Tổng thống LB Nga, Tổng thống CH Czech tặng Huân chương Hữu nghị, Tổng thống Brazil tặng Huân chương Chữ Thập hạng nhất, v.v. Ông còn là người Việt Nam duy nhất được tặng Giải thưởng ASOCIO năm 2003 của Tổ chức Công nghiệp tin học châu Á - Thái Bình Dương dành cho những người có đóng góp nhiều nhất vào sự nghiệp phát triển công nghệ thông tin.
 
GS Đặng Hữu hiện giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường đại học Quốc tế Bắc Hà. Ước nguyện cuối đời của ông là xây dựng một trường đại học ngoài công lập mà mục tiêu cao nhất là chất lượng, bằng những cố gắng nghiêm túc, âm thầm, không cần đến sự phô trương, quảng cáo rùm beng.
 
Theo dvt.vn.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Tin công nghệ Xem tin công nghệ
GS ĐẶNG HỮU - NGƯỜI ĐỒNG HÀNH...
Đến với cách mạng từ 1945, trở thành Ủy viên TƯ Đảng, được tặng Giải thưởng quốc tế về công nghệ thông tin; tuổi 80, còn sáng lập...
Đăng lúc: 16-03-2016 12:33:52 PM

Tin Bộ GD-DT

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 10


Hôm nayHôm nay : 951

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 35861

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3726240

Liên kết quảng cáo

 nón bảo hiểm ls2 | yohe

tin mới

Tin tổng hợp Xem tất cá các tin tổng hợp
Đăng lúc: 11-05-2016 08:05:51 AM
Đăng lúc: 11-05-2016 08:05:21 AM
Đăng lúc: 11-05-2016 08:04:39 AM
Đăng lúc: 11-05-2016 08:04:08 AM
Đăng lúc: 11-05-2016 08:03:45 AM
Đăng lúc: 11-05-2016 08:03:19 AM
Đăng lúc: 11-05-2016 08:02:58 AM
Đăng lúc: 11-05-2016 08:02:25 AM
Thông tin bản quyền
    + Bản quyền thuộc Trường THCS Dương Văn Minh
    + Đ/C: Nguyễn Trãi , Nghệ An