TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Thứ ba - 01/03/2016 22:04
Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và Giám định công nghệ của Hà Nội rộng 2,1 hecta, là khu phức hợp về khoa học và công nghệ lớn nhất cả nước. Đây sẽ là nơi nghiên cứu, chế thử, chuyển giao công nghệ và sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Giám định công nghệ cũng là nhiệm vụ quan trọng mà trung tâm sẽ phụ trách trong thời gian tới.
Trung tâm được thiết kế cho 200 nhà khoa học làm việc. Bước đầu, trung tâm đã đưa vào vận hành khu chế tạo, thiết kế, khu chế thử, khu sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, khu sản xuất máy móc nông nghiệp... Trái tim của trung tâm là khu nghiên cứu, thiết kế đang có hàng chục nhà khoa học, kỹ sư dựng lên các bản vẽ mạch điện tử.
Các bản vẽ thiết kế mạch điện tử sau khi hoàn thiện sẽ được chuyển sang khu chế thử. Tại đây, các kỹ sư cùng hệ thống máy móc sẽ tạo ra bản mạch hoàn thiện để thử nghiệm.
Trong chuyến thị sát trung tâm, sau khi tham quan các khu thiết kế, sản xuất, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đánh giá đây là nơi có dây chuyền công nghệ đầu tư đồng bộ, là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội không những của thủ đô mà còn của cả Việt Nam. "Khoa học và Công nghệ đã được coi là đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước trong hội nhập. Khoa học công nghệ phải là những công trình, sản phẩm có tính ứng dụng cao trong đời sống sản xuất, giúp nâng cao năng suất chất lượng của doanh nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ”, Bộ trưởng nói.
Không chỉ là nơi nghiên cứu, thiết kế, trung tâm còn là nơi sản xuất các sản phẩm công nghệ điện tử, tự động hóa và cơ khí hiện đại. Điểm nhấn quan trọng là dây chuyền sản xuất pin mặt trời được đầu tư đồng bộ với hệ thống máy móc hiện đại nhập từ các nước có nền công nghiệp điện tử - tự động hóa phát triển.
Các tấm cell năng lượng mặt trời được chuẩn bị để đưa vào dây chuyền sản xuất theo bản thiết kế do các kỹ sư của trung tâm thực hiện.
Máy tự động sẽ thực hiện việc dán các cell năng lượng mặt trời lên khuôn. Gần như toàn bộ công đoạn sản xuất ra tấm pin năng lượng mặt trời được thực hiện tự động bởi máy móc nên trong nhà máy chỉ có khoảng 10 kỹ sư làm việc. Công việc của họ chủ yếu là vận hành các cỗ máy cơ khí tự động hiện đại, phần việc nhỏ còn lại là kiểm tra các đoạn mạch nối.
Những tấm pin năng lượng mặt trời đầu tiên do nhà máy sản xuất được lắp đặt phục vụ cho chính trung tâm. Hệ thống pin năng lượng mặt trời này hiện đã cung cấp được 1/5 nhu cầu điện của toàn trung tâm. Thực hiện quy hoạch năng lượng Việt Nam đến năm 2030, trung tâm dự kiến đẩy mạnh sản xuất năng lượng mặt trời và sẽ hòa lưới điện quốc gia vào năm 2020.
GS ĐẶNG HỮU - NGƯỜI ĐỒNG HÀNH...
Đến với cách mạng từ 1945, trở thành Ủy viên TƯ Đảng, được tặng Giải thưởng quốc tế về công nghệ thông tin; tuổi 80, còn sáng lập...
Xuất sắc thể hiện phần thi năng khiếu với tiết mục sáo “Bèo dạt mây trôi” và đặc biệt là tạo nên ấn tượng mạnh khi trả lời các câu hỏi về văn hóa ứng xử, thí...